Hai yếu tố giữ chân nhân tài

Ngay cả trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế, thu hút và giữ chân người tài cần phải được thực hiện liên tục để duy trì những vị trí quan trọng. Việc chiêu mộ nhân tài đã khó, giữ chân họ lại càng khó hơn. Hãy lưu ý đến hai yếu tố quan trọng sau đây để giữ chân những cá nhân xuất sắc trong công ty, đồng thời thu hút thêm những nhân tài mới.

hai-yeu-to-giu-chan-nhan-tai

Xác định văn hóa doanh nghiệp

Văn hoá doanh nghiệp và kết quả kinh doanh luôn có mối quan hệ khăng khít. Doanh nghiệp cần lựa chọn và định nghĩa rõ ràng những giá trị cốt lõi để đảm bảo rằng khi nhân viên thực hiện thì sẽ sống với những giá trị cốt lõi này, kết quả kinh doanh sẽ được nâng cao.

Bạn cũng cần đảm bảo mọi thành viên trong tổ chức, trong đó có cả bạn, đều có trách nhiệm thực hành nó mỗi ngày và giá trị cốt lõi đó phải trở thành phong cách sống và làm việc của doanh nghiệp.

General Electric (GE) là một ví dụ điển hình về một tổ chức nghiêm túc thực hành đến cùng giá trị “tính liêm khiết”. Họ đã ra mắt chương trình đạo đức trong công việc và đưa ra tài liệu hướng dẫn rõ ràng về phong cách, hành vi làm việc, ứng xử của mọi nhân viên. Theo như kết quả nghiên cứu của Ethisphere.com, nỗ lực thực hành “tính liêm khiết” đã giúp cho GE gặt hái nhiều thành công trong kinh doanh.

Xây dựng lộ trình công danh cho nhân viên

Bất cứ nhân viên nào khi đi làm cũng đều quan tâm đến việc nếu họ phấn đấu hết mình trong thời gian dài, có kinh nghiệm và kiến thức, kỹ năng tốt thì có được tăng lương không, khi nào được tăng, và có được thăng tiến lên vị trí cao hơn hay không.

Vì vậy, hãy đảm bảo những cơ hội này cho nhân viên, để họ yên tâm phát huy hết khả năng, giúp doanh nghiệp ổn định về mặt nhân sự và kết quả kinh doanh.

Trong một nghiên cứu của Hiệp hội Quản trị nguồn nhân lực của Mỹ, các nhân viên tham gia khảo sát cảm thấy ít hài lòng nhất với các yếu tố thuộc về đào tạo và phát triển nghề nghiệp chuyên môn. Nhưng nếu xét về mức độ quan trọng đối với sự cam kết làm việc lâu dài, thì các nhân viên này lại đưa phát triển nghề nghiệp vào nhóm 5 yếu tố đầu bảng.

Như vậy có thể nói, mặc dù nhân viên rất quan tâm đến phát triển nghề nghiệp nhưng vấn đề này lại chưa nhận được sự quan tâm đúng mức từ các doanh nghiệp.

Một kế hoạch phát triển nghề nghiệp sẽ mang lại lợi ích cho cả người lao động và doanh nghiệp. Không những quan tâm đến nhu cầu phát triển của nhân viên, doanh nghiệp cần đưa ra những chương trình hỗ trợ cần thiết để họ đạt được mục tiêu đề ra.

Xác định văn hóa doanh nghiệp

Văn hoá doanh nghiệp và kết quả kinh doanh luôn có mối quan hệ khăng khít. Doanh nghiệp cần lựa chọn và định nghĩa rõ ràng những giá trị cốt lõi để đảm bảo rằng khi nhân viên thực hiện thì sẽ sống với những giá trị cốt lõi này, kết quả kinh doanh sẽ được nâng cao.

Bạn cũng cần đảm bảo mọi thành viên trong tổ chức, trong đó có cả bạn, đều có trách nhiệm thực hành nó mỗi ngày và giá trị cốt lõi đó phải trở thành phong cách sống và làm việc của doanh nghiệp.

General Electric (GE) là một ví dụ điển hình về một tổ chức nghiêm túc thực hành đến cùng giá trị “tính liêm khiết”. Họ đã ra mắt chương trình đạo đức trong công việc và đưa ra tài liệu hướng dẫn rõ ràng về phong cách, hành vi làm việc, ứng xử của mọi nhân viên. Theo như kết quả nghiên cứu của Ethisphere.com, nỗ lực thực hành “tính liêm khiết” đã giúp cho GE gặt hái nhiều thành công trong kinh doanh.

Xây dựng lộ trình công danh cho nhân viên

Bất cứ nhân viên nào khi đi làm cũng đều quan tâm đến việc nếu họ phấn đấu hết mình trong thời gian dài, có kinh nghiệm và kiến thức, kỹ năng tốt thì có được tăng lương không, khi nào được tăng, và có được thăng tiến lên vị trí cao hơn hay không.

Vì vậy, hãy đảm bảo những cơ hội này cho nhân viên, để họ yên tâm phát huy hết khả năng, giúp doanh nghiệp ổn định về mặt nhân sự và kết quả kinh doanh.

Trong một nghiên cứu của Hiệp hội Quản trị nguồn nhân lực của Mỹ, các nhân viên tham gia khảo sát cảm thấy ít hài lòng nhất với các yếu tố thuộc về đào tạo và phát triển nghề nghiệp chuyên môn. Nhưng nếu xét về mức độ quan trọng đối với sự cam kết làm việc lâu dài, thì các nhân viên này lại đưa phát triển nghề nghiệp vào nhóm 5 yếu tố đầu bảng.

Như vậy có thể nói, mặc dù nhân viên rất quan tâm đến phát triển nghề nghiệp nhưng vấn đề này lại chưa nhận được sự quan tâm đúng mức từ các doanh nghiệp.

Một kế hoạch phát triển nghề nghiệp sẽ mang lại lợi ích cho cả người lao động và doanh nghiệp. Không những quan tâm đến nhu cầu phát triển của nhân viên, doanh nghiệp cần đưa ra những chương trình hỗ trợ cần thiết để họ đạt được mục tiêu đề ra.

NAVIGOS SEARCH

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *